In Uv là gì? Công nghệ in UV và những điều cần biết về in UV

In Uv là gì? In Uv hiện nay là một công nghệ in không còn xa lạ. Tuy nhiên nó cũng tương đối mới mẻ với những người bắt đầu tham gia vào lĩnh vực in ấn. Công nghệ in UV đang được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu nhờ tính ưu việt của nó. Vậy trong bài viết này, tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những ưu nhược điểm của phương pháp in UV. Đồng thời điểm quan những thông tin về các dòng máy in UV trên thị trường hiện nay?

1. In UV và công nghệ in UV

1.1. In UV là gì?

In UV hay còn gọi là công nghệ in UV, là một công nghệ in kỹ thuật số. In UV sử dụng đầu phu mực UV trực tiếp lên bề mặt vật liệu. Sau đó được sấy khô bằng hệ thống đèn UV. Hệ thống máy in UV bao gồm 2 phần gồm bộ phận in phun; và hệ thống sấy có thể là đèn UV led hoặc đèn UV thuỷ ngân. In uv được sử dụng nhiều trong in quảng cáo, biển hiệu, in tranh, in kính….

Công nghệ in UV là công nghệ in mới, phục vụ cho lĩnh vực in công nghiệp. các dòng máy in UV có hiệu suất cao; chất lượng hình ảnh sau khi in đảm bảo sự sắc nét, bền đẹp trên nhiều chất liệu. Hiệu nay công nghệ in UV đang dần chiếm lĩnh thị trường và thay thế các công nghệ in khác như: laser, in truyền nhiệt, in tẩy màu, in lụa…

1.2. Ưu nhược điểm của công nghệ in UV là gì?

Bất kì công nghệ in ấn nào cũng tồn tại những ưu nhược điểm riêng, và công nghệ in UV cũng vậy. In UV là công nghệ được tin dùng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa nó phù hợp với nhu cầu mà doanh nghiệp của bạn cần. Vậy những ưu nhược điểm của in UV là gì?

Ưu điểm của in UV?

Khi nhắc đến các công nghệ in hiện đại tôi luôn dành cho In Uv một sự ưu ái đặc biệt. Nhờ những tiêu chuẩn an toàn riêng In Uv có vô vàn những ưu điểm vượt trội.

      • In UV có tốc độ in nhanh, độ sắc nét, chi tiết và chân thực cho sản phẩm. Chất lượng mực in của công nghệ in này được đánh giá là vượt trội hơn những công nghệ in khác; bởi tính bền màu, chịu được điều kiện khắc nhiệt, và khả năng bám dính trên các bề mặt tốt. Màng mực cho phép kháng hoá chất và tác động cơ học vượt trội.
      • In uv là công nghệ in mới vì vậy nó đảm bảo những yêu cầu khắt khe nhất. Mực in được thiết kế để bảo vệ môi trường và không gây hại cho người sử dụng. In UV đáp ứng được 3 điều kiện cơ bản nhất bao gồm, độ bền, hình ảnh đẹp, và thân thiện với môi trường.
      • Công nghệ in UV sử dụng được trên nhiều chất liệu như MIca, Bạt, Alumi, giấy lụa, Gỗ, Kính….. Sau khi in mực in trên sản phẩm khô hoàn toàn. chính vì vậy bạn có thể sử dụng sản phẩm, và thi công ngay lập tức mà không cần không gian phơi, và chờ khô sản phẩm
      • In Uv cho phép sản xuất nhanh hơn nhờ tốc độ in nhanh. Đồng thời cũng tiết kiệm mực in so với các công nghệ in khác. Máy in Uv cho phép in nổi vân với chất lượng tuyệt đẹp.

Nhược điểm của in UV

In UV đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt, chính vì vậy, nhược điểm lớn nhất của nó là chi phí. Chi phí của bộ máy in uv đắt hơn rất nhiều so với các loại máy in khác. Không những thế mực UV sử dụng cho loại máy này cũng rất đắt đỏ; từ đó đẩy giá thành sản phẩm lên tương đối cao so với các công nghệ in khác.

công nghệ in UV

2. Máy in UV và công nghệ in UV

Hiện nay có rất nhiều loại máy in Uv trên thị trường như, máy in dạng bàn, máy in dạng cuộn, máy in dạng, chi phí cũng rất khác nhau. Vậy những đặc điểm tạo nên sự khác biệt của các loại máy in UV là gì?

2.1 Các dòng máy in UV là gì?

Máy in UV dạng bàn

Máy in Uv dạng bàn là loại máy in được thiết kế để in các sản phẩm mặt phẳng và có hình chữ nhật. Máy in UV loại này có rất nhiều kích thước in khác nhau: 130x250cm, 100x120cm, 40x60cm. về mặt ứng dụng, máy in Uv dạng bạn sử dụng để in các loại chất liệu; như: Alumi, kính, gạch men, gỗ, decal 3M, bạt hiflex, PP, backlit,…

Máy in UV dạng cuộn.

Máy in UV dạng cuộn, hay còn gọi là máy in uv RTR. Đây là loại máy in được sử dụng nhiều trong lĩnh vực in ấn; để in các loại chất liệu mềm dẻo có thể cuộn được. máy in cuộn in được ở nhiều kích thước ngang khác nhau như: Khổ 5m, 3m2….

Máy in cuộn được sử dụng nhiều cho in bạt, băng rôn, banner, biển bảng, các loại hộp đèn..

Máy in UV đa năng.

Máy in UV đa năng hay còn gọi là máy in UV Hybrid, đây là dòng máy in chuyên biệt; là sự kết hợp giữa 2 loại máy in trên bao gồm máy in bàn và máy in cuộn. Cấu tạo máy bao gồm mặt bàn, các hệ thống bánh xe và hệ thống băng tải thông minh kết hợp. Máy in này giúp bạn tiết kiệm được 1 phần chi phí và việc in ấn các loại vật liệu khác nhau trở nên dễ dàng hơn.

2.2 Chi phí cho hệ thống máy in UV

Tuỳ vào từ loại máy in, kích thước, và khổ máy in cũng như xuất xứ của chúng mà giá thành cũng rất khác nhau. Trong máy in bộ phận quan trọng nhất là đầu phun. Thông thường các dòng máy in sử dụng từ các hãng danh tiếng như Toshiba; Ricoh; Kyocera, cho độ chính xác và độ bền vượt trội hơn các sản phẩm đến từ Trung Quốc.

Giá của mỗi hệ thống máy in UV phụ thuộc vào dòng máy, phụ kiện và xuất xú của máy. Các dòng máy nhập khẩu từ Trung Quốc là những dòng máy giá rẻ. chí phí trung bình từ 300 đến khoảng 1 tỷ đồng.  Với các dòng máy tính đến từ các quốc gia Châu Âu, Mỹ, Nhật giá sẽ cao hơn gấp nhiều lần.

Giá máy in Uv ở các quốc gia có sự chênh lệch lớn đến vậy. Nguyên nhân không phải chỉ ở chất lượng. Chi phí còn bị đội lên do các loại thuế nhập khẩu áp vào các thiết bị này.

vận hành máy in UV

2.3 Những lưu ý khi vận hành máy in UV

Hệ thống máy in Uv được xem là hệ thống có dộ chính xác cao và các yêu cầu nghiêm ngặt. Vậy những lưu ý khi vận hành máy In Uv là gì?

Về cách vận hành máy in uv cũng không phải là quá khó. Tuy nhiên để có thể thao tác với máy in uv một cách trơn tru; buộc người nhân viên có kinh nghiệm vận hành, có tính tỉ mỉ cao.

Trong quá trình vận hành  in, đầu phun của máy in sẽ di chuyển trên bề mặt vật liệu. Chính vì điều này bạn cần phải giữ khoảng cách nhất định với bề mặt cần in. đặc biệt là các bề mặt không nhắn. Việc này  tránh quẹt mực làm hư đầu phun.

Những đầu phun không được sử dụng cần vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng. Đồng thời bảo quản thật cẩn thận, tránh làm hư hỏng.

Mực in uv được đảm bảo sử dụng và bảo quản tốt. Tránh việc mực tiếp sức với ánh sáng nhiều sẽ gây hỏng mực. Mực sau khi in rất lâu để tự khô, vì vậy cần được sấy kho bằng hệ thống đèn sấy UV.

3. Kết luận.

Như vậy Tự Học Đồ Hoạ vừa cùng các bạn tìm hiểu về công nghệ in UV là gì? Những ưu nhược điểm của in UV, các dòng máy, cách sử dụng và vận hành hệ thống máy in UV. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn có cách nhìn tổng quan hơn về công nghệ in này.