In chuyển nhiệt – Công nghệ In chuyển nhiệt hay in Truyền nhiệt là gì

In chuyển nhiệt hay in truyền nghiệt (thermal transfer printing) là một trong ba công nghệ in nhiệt gồm: chuyển nhiệt, nhuộm thăng hoa nhiệt và chuyển sáp nhiệt. Công nghệ in nhiệt được phát minh năm 1981 bởi tập đoàn SATO. Vậy in chuyển nhiệt có gì giống và khác so với những công nghệ in khác?

1 IN CHUYỂN NHIỆT LÀ GÌ?

In truyền nhiệt là một công nghệ in kỹ thuật số. Về nguyên tắc chung In chuyển nhiệt là phương pháp in sử dụng công nghệ làm nóng lớp phủ ribbon để nó dính vào vật liệu cần in. Công nghệ nin này thường được ưu tiên hơn so với in nhiệt trực tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ này thể hiện được tính ưu việt của nó. Công nghệ in truyền nhiệt cho ra những hình ảnh có chất lượng cao, màu sắc đa dạng và bền màu.

Thông thường công nghệ in truyền nhiệt trải qua 2 giai đoạn là in hình ảnh lên giấy in nhiệt và ép nhiệt. Tức là sau khi đã in những bức ảnh lên trên giấy sau đó sẽ ép chúng bền mặt cần in. Ở nhiệt độ ảnh in trên giấy truyền nhiệt bám lên bề mặt cần in

công nghệ in truyền nhiệt

2. CÔNG NGHỆ IN CHUYỂN NHIỆT

Chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua những đặc điểm của công nghệ in nhiệt; và ứng dụng của chúng trong thực tế nhé.

2.1 Ưu nhược điểm của in truyền nhiệt

Công nghệ in truyền nhiệt có rất nhiều những ưu điểm so với các công nghệ in khác. Vì vậy chúng đang là một trong những công nghệ in được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Là công đoạn giúp tạo ra sản phẩm sau quá trình thiết kế đồ hoạ của các design

Ưu điểm:

Ưu điểm của công nghệ in truyền nhiệt (chuyển nhiệt) là: Chi phí đầu tư thấp, giá thành nguyên vật liệu đầu vào không quá cao. Đồng thời công nghệ in này tương đối đơn giản, dễ thực hiện. Số lượng nhân công vận hành thấp, khâu chuẩn bị không quá cầu kì. Chất lượng in của công nghệ in truyền nhiệt tốt, hình ảnh sắc nét, bền màu.

Nhờ tính dễ sử dụng, cũng như đặc tính riêng biệt của công nghệ in truyền nhiệt mà nó được áp dụng vô cùng rộng rãi. Đặc biệt là đối với in vải, in áo thun, in cốc, in tranh kính….

Nhược điểm:

Nhược điểm lớn nhất của in chuyển nhiệt là: Nguyên liệu sử dụng giới hạn, chỉ áp dụng cho những sản phẩm thông thường. Một số loại máy in nhiệt phù hợp với mô hình nhỏ lẻ, tính tự động hoá chưa thực sự tốt.

Ứng dụng phổ biến nhất của in truyền nhiệt là in áo. Tuy nhiên không phải chất liệu nào cũng bám dính tốt. Vì vậy cần có những chất liệu vải riêng để có thể ứng dụng được công nghệ này.

2.2 máy móc thiết bị trong in truyền nhiệt

Khi nói đến các công nghệ in hiện đại thì hệ thống máy móc của in Truyền nhiệt tương đối đa dạng. Một hệ thống máy in truyền nhiệt bao gồm 2 thiết bị gồm máy in và máy ép. Tuỳ tuỳ từng sản phẩm mà chúng ta có những thiết bị in ấn riêng. Cụ thể như sau:

1. Máy in chuyển nhiệt:

Đây là thiết bị không thể thiếu. Đây là loại máy in thông thường nhưng được lắp đặt hệ thống mực in chuyển nhiệt.

2. Máy ép nhiệt:

Tuỳ từng sản phẩm khác nhau mà chúng ta cso máy ép nhiệt khác nhau. Ví dụ: Máy ép nhiệt phẳng, đây là loại máy ép sử dụng cho các chất liệu có dạng phẳng, hoặc dễ dàng đưa về dạng phẳng. Một số sản phẩm điển hình như, vải, kính, bề mặt kim loại… Ngoài ra còn có máy ép ly, máy ép chi tiết máy…

3. Giấy in chuyển nhiệt:

Đây là loại giấy được thiết kế dành riêng cho công nghệ in nhiệt. Chúng được sử dụng để in ảnh lên, sau đồng thời cũng phải dễ dàng tách ảnh cho phép chúng bám vào bề mặt cần in.

4. Máy cắt, và băng keo nhiệt

Là các thiết bị sử dụng để cắt giấy in nhiệt, và cố định giấy in lên các bề mặt vật liệu khác.

2.3 các Dòng máy in truyền nhiệt

Tuỳ vào quy mô và kích thước vật liệu in mà chúng ta có những loại máy in khác nhau cụ thể như sau:

      • Máy in khổ A4: Đối với các dòng máy in kích thước A4 chủ yếu gồm: Máy in epson T50; Máy in Epson T60; Máy in Epson R230x.
      • Dòng máy in A3: Dòng máy cho phép in ở kích thước khổ A3 chủ yếu gồm: Máy in Epson 1390; Máy in Epson 1400.

3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ IN TRUYỀN NHIỆT PHỔ BIẾN.

Trong bài viết này tôi sẽ cùng các bạn điểm qua một số công nghệ in truyền nhiệt phổ biến. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều lựa chọn cho mình

3.1. In chuyển nhiệt lên áo thun

Yêu cầu cần có:

Bạn cần chuẩn bị máy in, giấy in nhiệt, máy ép nhiệt phẳng.

Các bước thực hiện.

  • B2: Sử dụng máy ép nhiệt, bật nhiệt độ máy ở nhiệt đột hích hợp. Khi đèn báo tin hiệu thống báo thì bạn có thể tiến hành bước tiếp theo
  • B3: Sử dụng loại áo thu phù hợp, gấp phẳng lên mâm ép nhiệt. Tiếp theo úp file in lên bề mặt áo. Sao cho phần mực in hướng về phí áo.
  • B4: Ép chặt mâm trên máy ép nhiệt xuống tránh làm nhăn áo.
  • B5: Khi đã đủ thời gian, máy ép nhiệt sẽ phát tín hiệu lúc này bạn có thể lấy sản phẩm của mình ra ngoài

>>> Đăng kí ngay các khoá học coreldraw để phục vụ tốt nhất cho quá trình thiết kế in nhiệt của bạn.

3.2. In chuyển nhiệt ly, hoặc cốc.

Yêu cầu cần có:

Bạn cần chuẩn bị máy in chuyển nhiệt, băng keo nhiệt, giấy in, máy ép ly.

Các bước thực hiện.

      • B1: Đầu tiên bạn dùng máy in nhiệt in file thiết kế ra giấy in chuyển nhiệt. Lưu ý bạn cần in ngược file
      • B2: Sử dụng kéo hoặc máy cắt, cắt giấy in nhiệt sao cho phù hợp với ly cần ép.
      • B3: Sử dụng máy ép ly đặt ở nhiệt độ phù hợp. Sau khi đủ nhiệt máy sẽ báo.
      • B4: Sử dụng băng keo nhiệt dán giấy in chuyển nhiệt lên bề mặt cốc.
      • B5: Đặt cốc của bạn vào khuôn máy ép, sau đó gạt cần ép xuống sao cho chặt khít với ly.
      • B6: Sau khi đủ thời gian bạn có thể lấy sản phẩm của bạn ra ngoài

3. Kết luận.

Như vậy tôi đã cùng các bạn tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về công nghệ in truyền nhiệt. Mong rằng với những gì chúng tôi vừa chia sẻ cho các bạn; sẽ giúp bạn có thêm những cái nhìn tổng qua hơn về lĩnh vực in ấn.