Stress là gì, Tại sao chúng ta lại nói tới Stress nhưng một cái gì đó kinh khủng của cuộc sống. Tuy vậy bạn có biết rằng chúng có nguyên nhân từ đâu, những dấu hiệu của stress là gì? Có những cách để bạn có thể giảm stress hiệu quả, Trong bài viết này Tuhocdohoa.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết về chủ đề này nhé.
I. Những điều bạn cần biết về Stress
1.1 Stress là gì?
Stress là khái niệm để chỉ trạng thái sức khỏe, tinh thần của một người khi họ bị căng thẳng, mệt mỏi quá độ trong một thời gian dài do phải đối mặt với các mối đe dọa, áp lực từ cuộc sống. Stress bao gồm nhiều trạng thái vật lý, hóa học, khi bạn bị Stress cơ thể sẽ tiết ra hoocmone đặc biệt làm nhịp tim tăng nhanh hơn, các cơ hoạt động mạnh mẽ hơn, nhịp thở gấp gáp hơn,… Cũng tương tự như các vấn đề khác của cơ thể Stress cũng có 2 mặt gồm tích cực và tiêu cực.
- Mặt tích cực: Stress giúp bạn vận dụng được nhiều hơn sức mạnh nội tại của cơ thể, bạn sẽ tập trung hơn trong công việc, giải quyết các công việc một cách hiệu quả hơn.
- Mặt tiêu cực: Nếu việc Stress diễn ra liên tục và trong thời gian dàinó lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức và cuối cùng là trầm cảm. Stress gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới bản thân công việc và các mối quan hệ xung quanh.
1.2 Những người có nguy cơ cao bị Stress
Với mỗi người khác nhau, nguy cơ bị Stress trong công việc và cuộc sống cũng rất khác nhau. Mức độ Stress phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chịu đựng, tâm lý, sức khỏe và các tác nhân bên ngoài tác động lên bạn. Những người có nguy cơ cao mắc phải Stress bao gồm: Người có thẻ chất kém, người có cường độ làm việc cao, người ít giao tiếp xã hội, người có môi trường sông không lành mạnh, cụ thể như sau
- Thể chất kém: Là nhóm người dễ bị tổn thương khi có các tác nhân bên ngoài tấn công, họ thường xuyên ốm đau, bị suy dinh dưỡng,… Những người này nếu không được chú ý chăm sóc sức khỏe, và giải tỏa căng thẳng có thể bị Stress và dẫn tới trầm cảm
- Làm việc cường độ cao: Đây là nhóm người phải làm việc liên tục với cường độ cao, quá sức, họ là những người có nguy cơ cao mắc phải Stress do áp lực công việc
- Ít giao tiếp: Người ít giao tiếp có lối sống thu mình, Họ có nhiều điều muốn làm, muốn chia sẻ nhưng không thể chia sẻ với ai. Họ sống nội tâm không thể rãi bày, vì vậy rất dễ gây ra các vấn đề về tâm lý, và tư tưởng sống
- Môi trường sống không lành mạnh: Môi trường là tác nhân chính gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của một ngườiNhững người sống trong môi trường không lành mạnh, xấu, độc, sẽ gây rối loạn tinh thần, sức khỏe gây stress.
1.3 Các biểu hiện của Stress là gì
Có rất nhiều biểu hiện của Stress khác nhau, và bộc lộ theo một cách rất riêng. Nhưng nhìn chung những người bị Stress đều cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, rối loạn cả về mặt thể chất, tinh thần, có thể gặp phải trạng thái giảm chí nhớ,… Dấu hiệu của Stress được bộc lộ qua các yếu tố về Thể chất, Tinh thần, Hành vi như:
- Biểu hiện về nhận thức: Có rất nhiều biểu hiện về mặt nhận thức khi bạn bị Stress bao gồm các dấu hiệu như: Mất khả năng tập trung trong công việc, bồn chồn, lo lắng, luôn nhìn mọi việc với con mắt tiêu cực, dễ gặp ác mộng, luôn có cảm giá tội lỗi, giảm khả năng phán đoán, xử lý vấn đề, hay quên, trí nhớ lộn xộn.
- Biểu hiện về cảm xúc: Khi bạn bị Stress sẽ có rất nhiều thay đổi về mặt suy nghĩa và cảm xúc như: Khó kiềm chế cảm xúc dễ bị tác động, có suy nghĩ tự tử, cảm xúc thay đổi liên tục thất thường. Bạn luôn thờ ơ, hờ hững với những thứ xung quanh, bạn cũng sẽ rất dễ nổi nóng, hay dỗi hờn, và tức giận vô cớ,…
- Biểu hiện về thể lý: Là các biểu hiện liên quan đến sức khỏ và thay đổi ở thể vật lý trên cơ thể như: Dối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy hoặc táo bón, có các biểu hiện như choáng váng tụt huyết áp, nhức đầu, tức ngực, khó thở, tim đập nhanh. Cơ thể cũng có thể bị di ứng không rõ nguyên nhân, xuất hiện các dấu hiệu tăng cân hoặc giảm cân mất kiểm soát, chán ăn, khó nuốt, rụng tóc, tóc gẫy rụng nhiều hơn luôn, cảm thấy mệt mỏi, và lười vận động.
- Biểu hiện về hành vi: Khi bị Stress bạn cũng có nhiều hành vi bất thường như: ngủ quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường. Bạn dần trở nên cô lập bản thân với những người xung quanh, có xu hướng phản ứng một cách thái quá, với các xung quanh. Bạn cũng trở nên ít quan quan tâm vẻ bền ngoài, cũng như chăm chút đến ngoại hình. Trong giao tiếp bạn cũng thường gặp phải trạng thái nói năng không lưu loát, nói lắp, … Bạn cũng có thể có xu hướng sử dụng nhiều hơn các loại chất kích thích như trà, cafe, thuốc là, rượu.
II. Cách Giảm Stress hiệu quả
Theo một nghiên cứu mới từ Đại học California, Berkeley, ngày càng nhiều người bị Stress khi phải đối mặt với nhiều hơn những áp lực từ gia đình, xã hội. Ở mức có thể quản lý, Stress giúp lại giúp cho não phát triển các tế bào mới, kích thích não hoạt động nhiều hơn đồng thời giúp tăng trí nhớ. Tuy nhiên, khi tình trạng Stress kéo dài có thể làm tổn hại sức khỏe của bạn từ thể chất đến tinh thần. Hãy tham khảo cách giảm Stress được các chuyên gia chia sẻ như sau
2.1 Cách giảm Stress hiệu quả
Trong cuộc sống có rất nhiều những yếu tố tác động tới chúng ta khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi. Chủ yếu những người bị Stress bị tác động tiêu cực từ công việc, và gia đình, một sô người bị stress tự sinh hoặc các biến cố lớn trong đời. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và giảm Stress phù hợp bạn có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Một số cách giảm Stress thường được áp dụng như:
1. Không ngừng nâng cao trình độ
Nghe có vẻ vô lý, nhưng đây là cách giúp bạn hạn chế được áp lực trong công việc vô cùng hiệu quả. Đa số việc phải chịu áp lực cao trong công việc đến từ khả năng xử lý công việc yếu kém. Chính vì vậy để tránh rơi vào trạng thái căng thẳng do công việc vượt quá khả nẳng xử lý hãy không ngừng nâng cao năng lực bản thân, các kỹ năng khả năng xử lý vấn đề hàng ngày và khi có thể. Hãy không ngừng học hỏi, đặt ra các mục tiêu mới vừa sức, rèn luyện bản thân điều độ, đúng mức.
2. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan:
Nếu như bạn luôn giữ cho mình tinh thần vui vẻ lạc quan thì bạn đã không bị Stress phải không nào. Thế nhưng việc giữ cho mình tâm thế lạc quan, vui vẻ trước mọi hoàn cảnh đâu phải điều dễ ràng. Để có được tinh thần sống lạc quan hãy học cách đối mặt với các vấn đề xung quanh một cách nhẹ nhàng, nếu có thể hãy bỏ qua các tác nhân vụn vặt, học cách tha thứ cho nhũng người xung quanh.
3. Đặt các mục tiêu thực tế:
Việc học cách đặt mục tiêu cá nhân phù hợp là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nhiệm vụ của bạn là đừng ép bản thân phải làm những công việc hoặc các mục tiêu phi thực tế. Một mục tiêu thực tế là mục tiêu đáp ứng đủ các tiêu chí như: Tính khả thi, phù hợp với nguồn lực, năng lực mà bản thân có thể huy động được, đủ để bạn phải nỗ lực, nhưng không quá sức của bạn. Một mục tiêu thực tế sẽ giúp bạn cân bằng tốt hơn giữa công việc và cuộc sống, giảm các áp lực do chính mình tạo ra
4. Duy trì các mối quan hệ tốt đẹp:
Để không bị Stress bạn cần giữ gìn và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, loại bỏ các mối quan hệ tiêu cực giữa bạn với những người xung quanh. Hãy tạo dựng cho mình những mối quan hệ, những người bạn, người đồng nghiệp chất lượng, cố gắng duy trì chúng bằng cách tham gia, tổ chức các hoạt động giải phóng năng lượng, gắn kết đội nhóm. Những mối quan hệ này sẽ mang lại cho bạn năng lượng tích cực, trả lại sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
5. Ngủ đủ giấc:
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học mỹ, việc thiếu ngủ sẽ khiến bạn mất kiểm soát, mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm trí nhớ rối loạn chức năng của cơ thể. Cho dù công việc bận rộn tới đâu hãy cố gắng dành thời gian cho giấc ngủ của mình. Trong một số trường hợp bạn buộc phải thức khuya, nhưng đừng để việc đó xảy ra liên tục. Hãy xây dựng một kế hoạch công việc hợp lý, đừng để nước đến chân mới nhảy.
Hãy nhớ tới nguyên lý “vết thương” khi bạn ngủ không đủ giấc, bạn đã làm cơ thể bị tổn thương, và không thể bù đắp bằng 1 giấc ngủ bù sau đó. Ngủ đủ giấc là một cách để tăng trí thông minh, cảm xúc và quản lý mức độ căng thẳng. Khi bạn ngủ, bộ não được tiếp thêm sinh lực. Do đó, bạn sẽ thức dậy với trạng thái tỉnh táo và rõ ràng.
6. Tránh xa các chất kích thích:
Cà phê có thể kích thích việc sản xuất Adrenaline. Một cơ chế gây kích thích sự hưng phấn của não bộ, chúng buộc bạn phải đứng lên để chiến đấu, hoặc bỏ chạy khi đối mặt với một mối đe dọa. Tương tự với các loại chất kích thích khác như trà, thuốc lá, bạn có thể thấy rằng chúng đặc biệt hiệu quả trong một giây phút nào đó. Thế nhưng hậu quả về lâu dài là vô cùng to lớn, chúng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng, và tăng nguy cơ trầm cảm. Chính vì vậy hãy loại bỏ những tác nhân này khi có thể để tránh gặp các vấn đề về sức khỏe, và Stress.
7. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ
Kỹ năng tìm kiếm sự giú đỡ, hay huy động nguồn lực là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất cứ ai muốn thành công cũng cần phải có. Chẳng ai có thể tạo nên thành công mà không có những người bạn đồng hành, giúp đỡ. Trong cuộc sống hàng ngày cũng vậy, nếu bạn biết tận dụng các mối quan hệ, tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác đúng lúc, đúng thời điểm, bạn sẽ có được thành công nhanh hơn, có nhiều thời gian cho bản thân, gia đìnhh hơn. Khi công việc thuận lợi, có nhiều thời gian vui chơi, giải trí, bạn sẽ giải tỏa bớt các căng thẳng, áp lực mà bạn có thể gặp phải hơn.
2.2 Phương pháp điều trị Stress nặng.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về những cách giảm Stress hiệu quả, tuy vậy, trong trường hợp bạn bị Stress nặng thì sao? Chắc chắn lúc này bạn cần tới sự giúp đỡ của những người xung quanh hoặc thay đổi ngay lập tức thói quen sinh hoạt của bản thân. Trong trường hợp Stress gây ra các hiệu bất thường và nghiêm trọng bạn cần gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn kịp thời. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cho bạn một số phương pháp điều chị Stress để bạn tham khảo. Lưu ý rằng chúng tôi không phải chuyên gia, bác sĩ, chính vì vậy nếu có thể hãy liên hệ với bác sỹ của bạn để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
1. Can thiệp vào thói quen sinh hoạt.
Việc bạn cầnlàm ngay để giảm Stress là can thiệp vào thói quen làm việc, sinh hoạt của bản thân. Xây xây dựng cho mình một chế ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp ngay lập tức. Loại bỏ các tác nhân khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi nếu có thể, kết hợp với rèn luyện thể dục, thể thao, buổi giao lưu, dã ngoại để giảm căng thẳng, mệt mỏi do cuộc sống hàng ngày mang lại. Sau đó hãy tham gia các lớp thiền, yoga nếu có thể, các bài tập phải được duy trì và phù hợp với thể trạng của bản thân.
2. Thay đổi chế độ ăn uống
Bạn cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, đủ nhóm, không bỏ bữa. Hãy để cho cơ thể được nghỉ ngơi sau những ngày dài mệt mỏi bằng cách không sử dụng các chất kích thích, đồ ăn nhanh, các loại nước uống có gas. Một chế độ ăn cần được thiết kế phù hợp, không ăn quá no, không nên ăn no trước khi đi ngủ, sử dụng thuốc đúng theo bác sỹ yêu cầu (nếu có bệnh). Những việc làm này giúp cơ thể được cung cấp năng lượng phù hợp, giúp phục hồi, tái tạo nhanh hơn.
3. Tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh
Khi bạn bị Stress, hãy tham gia các câu lạc bộ, kết nối với nhiều người hơn, tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí ngay khi có thể. Tránh xa những mối quan hệ không tốt, hạn chế tiếp xúc với những người gây áp lực cho bạn. Nếu có thể hãy đi du lịch, nghỉ dưỡng, việc này sẽ giúp bạn tạm thời quên đi áp lực. Các mối quan hệ lành lành mạnh ở thời điểm hiện tại sẽ giúp bạn lấy lại sự cân bằng trong cảm xúc
4. Can thiệp y tế.
Trong nhiều trường hợp người bị Stress cần được can thiệp y tế một cách tích cực và kịp thời. Nếu bạn cảm thấy cơ thể quá suy nhược, mệt mỏi, hoặc gặp các vấn đề nghiêm trọng liên quan tới sức khỏe thì việc bạn cần làm là tham vấn bác sĩ. Rất có thể các bác sẽ sẽ đưa ra liệu trình điều trị, kết hợp với sử dụng thuốc an thần, hoặc thuốc trầm cảm để giảm các triệu chứng lo âu, bồn chồn. Bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp châm cứu, massage để cơ thể được thư giãn, dễ chịu hơn. Lưu ý rằng các hoạt động can thiệp y tế trong điều trị Stress cần được tham vấn bởi các bác sỹ có kinh nghiệm.
III. Tạm kết về Stress là gì?
Như vậy Tuhocdohoa.vn vừa cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ về Stress là gì, các dấu hiệu của Stress và cách giảm Stress hiệu quả. Theo đó, stress là một trạng thái của sức khỏe, và tâm lý khi bị tác động bởi các áp lực từ bên ngoài