Bên cạnh những công cụ thiết kế cơ bản như Aldus Freehand, Micrografx Designer hoặc Adobe Illustrator thì Corel Draw vẫn được giới họa sĩ trình bày và họa viên kỹ thuật ở nước ta ưa chuộng bởi tốc độ xử lý vượt trội trong việc thực hiện những sản phẩm mỹ thuật. Trong bài viết này, hãy cùng Tự học đồ họa tìm hiểu chi tiết về giao diện của Corel Draw nhờ đó có được cái nhìn tổng quan nhất về công cụ thiết kế này.
Tổng quan về giao diện Corel Draw.
Giao diện chính của Corel Draw:
- Title bar: Thanh trên cùng chứa tên dự án thiết kế đang mở.
- Menu bar : Thanh menu chứa các nhóm lệnh và các mục (File, Edit,View, Layout,… ).
- Toolbar (standard bar): Thanh chứa các shortcut (lệnh tắt) đến các lệnh cơ bản của window như new (file mới) opening (mở), saving (lưu), printing (in)… và một số cách lệnh khác.
- Property bar : Thanh thuộc tính, với các lệnh liên quan đến công cụ đang được chọn. VD: Nếu công cụ Text (chữ) đang được kích hoạt, các thuộc tính của Text sẽ hiển thị tại đây, bạn có thể tạo hoặc biên soạn Text.
- Toolbox : thanh chứa các công cụ để tạo ra, tô màu, các lệnh chỉnh sửa tương ứng với từng công cụ chọn.
- Ruler: Thước đo chiều ngang, chiều dọc, vị trí của các vật thể (objects) trong phần thiết kế.
- Drawing window : Khu vực bên ngoài trang vẽ, giới hạn bởi các thanh cuộn.
- Drawing page: Khu vực trang vẽ, tất cả những thứ nằm trên vùng này có thể được in ra.
- Color palette: Bảng màu với các loại màu lựa chọn cho phần thiết kế.
- Status bar: Hiển thị thông tin trạng thái tất cả thuộc tính của vật thể như kích thước, loại, màu sắc, độ phân giải. Thanh trạng thái cũng cho biết vị trí của con trỏ (chuột) mà bạn đặt.
- Document navigator – thanh điều hướng giúp di chuyển đến các trang vẽ trong tài liệu. Có thể thêm/ loại bỏ trang tại đây.
Tùy chỉnh giao diện làm việc
Các thanh trên giao diện có được tắt hoặc mở tùy theo người sử dụng bằng cách:
– Chọn menu Window > Toolbars > Click vào loại thanh nào bạn muốn bật hoặc ẩn tùy ý.
Một cách khác nhanh hơn, bạn có thể click chuột phải lên bất cứ thanh công cụ nào, một menu tắt/mở tương tự sẽ hiển thị để bạn chọn lựa hiển thị hoặc giấu các công cụ.
Các thanh giao diện cũng có thể dược di chuyển sắp xếp lại tùy ý bằng cách giữ tay trên chuột khi click lên phần đầu thanh để di chuyển đến bất cứ vị trí nào trên màn hình. Lưu ý: bạn cần tắt (bỏ dấu chọn) chế độ khóa vị trí – Lock Toolbars mới di chuyển được các thanh này.
Các mục trên thanh công cụ có thể ẩn/hiện hoặc tùy chỉnh trong menu Tools -> Customization.
Thao tác bàn phím: Đối với những người sử dụng chuột tay phải, khi thao tác bạn nên đặt tay trái gần các phím Ctrl , Shift và Alt bởi vì khi vẽ trên Corel chúng ta sẽ sử dụng chúng rất thường xuyên.
Thuật ngữ Corel Draw:
- Docker: là các hộp thoại chứa các bảng lệnh thường có vị trí mặc định sát cạnh phải màn hình, tuy nhiên bạn có thể di chuyển hoặc tắt mở tùy ý như cách sử dụng các hộp thoại của window. Trong hình minh họa bên dưới, Docker Object Manager được di chuyển sắp xếp ở vị trí tự do trên bản vẽ và Docker Transformation vẫn ở vị trí mặc định.
- Object: Là các vật thể (hay đối tượng) được tạo ra trong bản vẽ CorelDraw như: bitmap (ảnh), shape (các hình tứ giác, tròn, đa giác …), line (các đường thẳng), curve (các đường có nhiều đoạn thẳng và cong), symbol (biểu tượng) …
- Curve: cũng là một vật thể được tạo bởi các đoạn thẳng hoặc cong, khép kín hoặc không khép kín, chỉ có Curve mới được edit (chỉnh sửa) được bởi Shape tool. Muốn chuyển đổi các đối tượng được tạo ra từ các công cụ vẽ như Rectangle tool (hình chữ nhật/ hình vuông), Ellipse tool (hình tròn, hình bầu dục), Text tool (tạo chữ) … ta phải dùng lệnh Convert to Curve (Ctrl+Q).
- Artistic text: đoạn chữ có thể được sử dụng với các hiệu ứng của CorelDraw.
- Paragraph: các đoạn chữ được tạo ra trong khung (frame), không áp dụng được hiệu ứng CorelDraw.
- Docker: là các hộp thoại chứa các bảng lệnh thường có vị trí mặc định sát cạnh phải màn hình, tuy nhiên bạn có thể di chuyển hoặc tắt mở tùy ý như cách sử dụng các hộp thoại của window. Trong hình minh họa bên dưới, Docker Object Manager được di chuyển sắp xếp ở vị trí tự do trên bản vẽ và Docker Transformation vẫn ở vị trí mặc định.
Mọi thắc mắc liên quan, vui lòng gửi về địa chỉ Fanpage của Tự học đồ họa.