Profile là gì – Định nghĩa, phân loại và vai trò của Profile

Profile là gì?  Profile dùng để làm gì, mục đích, cách thiết kế, và xây dựng Profile như thế nào. Đây là câu hỏi không chỉ của các cá nhân mà của rất nhiều tổ chức doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thiết kế profile không hề dễ dàng, bởi lẽ nó là công cụ đại diện cho bạn và doanh nghiệp của bạn. Vậy rốt cuộc Profile là gì, tại sao chúng lại quan trọng đến vậy, có những điểm nào bạn cần lưu ý trong quá trình phát triển Profile. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tất cả mọi thứ về  Hồ sơ năng lực. Đồng thời đi sâu tìm hiểu về Profile cá nhân và Profile doanh nghiệp.

I. Profile là gì? Tổng quan về Profile

Profile nói chung trong tiếng Việt được dịch là hồ sơ, nhưng hồ sơ cũng có năm bảy loại hồ sơ. Tại sao bất kì doanh nghiệp nào cũng cần tới profile, thậm trí các cá nhân cũng cố gắng tạo cho mình một profile riêng. Rõ ràng từ “hồ sơ” tương đối sơ sài không thể hiện dược ý nghĩa của từ này. Vậy profile là gì?

1.1 Profile là gì?.

Có rất nhiều loại Profile khác nhau, theo đó cũng có nhiều cách để chúng ta định nghĩa về profile. Nhiều người còn nhầm lẫn giữa Profile và Pro sơ yếu lý lịch. Vậy Profile thực sự là gì

Định nghĩa Profile là gì?

Profile hay còn gọi là hồ sơ năng lực là một bải tóm tắt giới thiệu về năng lực,  kinh nghiệm của bản thân hoặc doanh nghiệp. Profile đươc sinh ra nhằm mục đích giới thiệu cho mọi người những thông tin cơ bản nhất về bạn. Thông qua đó xem xét và đánh giá xem bạn hoặc doanh nghiệp của bạn có thực sự phù hợp với vị trí và công việc mà họ đang yêu cầu hay không.

Profile bao gồm hai loại chính là: Profile cá nhân và Profile doanh nghiệp. Một Profile thông thường gồm có 2 phần chính bao gồm: Giới thiệu thông tin cơ bản; và Mô tả năng lực, kinh nghiệm làm việc hoạt động của chủ thể được nhắc đến. Profile thường được trình bày dưới dạng nhiều trang ở định dạng pdf, hoặc xuất bản in giấy ở dạng cuốn, hoặc tờ gấp.

Profile được sử dụng với mục đích chứng minh cho đối tác về năng lực, kỹ năng và thế mạnh của bạn. Profile giúp đối tác sẽ có đánh giá chính xác và chi tiết về bạn hoặc doanh nghiệp. Qua đó Profile giúp bạn tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác; quyết định đến việc bạn và đối tác có thể bắt tay được với nhau không.

Profile là gì

Profile cá nhân và profile doanh nghiệp

    • Profile cá nhân là gì: Là một bản mô tả chi tiết về một chủ thể, ở đây là một cá nhân nào đó. nó tập trung vào việc giới thiệu bản thân, điểm mạnh, điểm yếu và năng lực của bạn. Rất nhiều bạn nhầm lẫn giữ CV xin việc và profile cá nhân, tuy vậy trong bài viết về Cách tạo CV ấn tượng tôi đã chỉ ra cho bạn sự khác biệt cơ bản của 2 loại hình này
    • Profile Profile doanh nghiệp là gì: Là một loại hồ sơ tập trung vào giới thiệu năng lực của doanh nghiệp. Nó chủ yếu tập trung vào những dự án mà doanh nghiệp đã từng thực hiện, những đóng góp cho xã hội và phô bày nền tảng khoa học kỹ thuật, con người của doanh nghiệp. Ngoài ra profile doanh nghiệp, tập trung thể hiện cơ cấu tổ chức, công nghệ, tầm nhìn, sứ mệnh, và các dự án đã, đang và sẽ triển khai. Về độ dài profile doanh nghiệp cũng dài hơn, sử dụng nhiều hình ảnh hơn so với profile cá nhân.

Nói như vậy không đồng nghĩa với việc Profile cá nhân hay profile doanh nghiệp không có các yếu tố mà loại còn lại có. Việc hiểu một cách chính xác sự khác biệt của 2 loại profile này sẽ giúp bạn đi đúng trọng tâm. Profile quyết định việc đối tác sẽ chọn bạn hay chọn đối tác khác. Vì vì vậy đừng thờ ơ với nó.

Tổng quan về Profile là gì

1.2 Chức năng của profile là gì

Profile ngay từ khi thiết kế được tập trung không chỉ ở nội dung mà cả ở hình ảnh bên ngoài. Mục đích chính của profile là tạo ra sự ấn tượng và khác biệt ngay từ cái nhìn đầu tiên. Thông qua Profile chủ thể muốn thể hiện năng lực, và tính phù hợp của mình với bạn bè, đối tác, khách hàng và các nhà đầu tư. Từ đó tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác nhằm đạt được các mục tiêu mà chủ thể muốn nhắm tới. Vậy cụ thể 2 chức năng đó của Profile là gì?

Chức năng bên ngoài của profile là gì?

Chức năng bên ngoài Profile có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh thương hiệu, gây ân tượng và tạo ra sự tò mò. Với các doanh nghiệp hHình thức bè ngoài của Profile có thể được sử dụng như một phần của chiến dịch marketing. Việc tạo ra Profile thường được hình thành và phát triển liên tục cùng với bộ nhận diện thương hiệu. Chính vì điều này nếu bạn đang bắt đầu thành lập doanh nghiệp hãy quan tâm đến bộ nhận diện thương hiệu của mình; trong đó có profile.

Ấn tượng đầu tiên luôn là quan trọng tạo ra hứng thú và cảm giác tò mò, kích thích người xem khám phá nội dung bên trong. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng tới hơn 50% số người đơn giản chỉ cần profile lên ngắm nghía phần thiết kế bên ngoài và không đọc nội dung bên trong. Vậy thì tại sao bạn lại không làm một profile mà chỉ cần nhìn thấy nó, người ta sẽ nghĩ ngay đến doanh nghiệp của bạn.

Chức năng bên trong của Profile là gì?

Nếu như chức năng bên ngoài của profile là tạo ra ấn tượng ban đầu; thì chức năng bên trong của Profile đóng vai trò như nguồn cung cấp thông tin, trình bày giới thiệu về chủ thể đang được nhắc tới. Đồng thời là nơi phô diễn những năng lực, Usb của cá nhân hoặc doanh nghiệp so với đối thủ. Hầu hết mọi thông tin của chủ thể như: Thông tin lên hệ, giới thiệu quá trình phát triển, đóng góp cộng đồng, điểm mạnh, tiềm lực, dự án từng tham gia… đều được trình bày một cách đầy đủ và nhất quán bên trong nội dung của Profile. Đồng thời qua đó thể hiện cho đối tác thấy phương hướng, tầm nhìn, xứ mệnh của doanh nghiệp của bạn.

Theo một nghiên cứu về phương thức truyền thông, nội dung bên trong của Profile cần hết sức tập trung vào phần đầu và phần cuối. Mở đầu tạo ra ấn tượng để đối tác đọc tiếp, phần kết giúp đóng dấu ấn tượng. Nội dung Profile cần có tính thống nhất, ngắn ngọn nhưng đầy đủ, và có tính thuyết phục cao. Quan trọng mọi thông tin cung cấp trong profile cần được “cá nhân hoá”, có nghĩa rằng nó phải phù hợp với đối tác của bạn.

Chức năng của Profile

1.3 Cách tạo Profile hiệu quả là gì?

Để tạo ra một Profile hiệu qua người ta nhắm đến hai yếu tố chính là nội dung và hình ảnh. Trong đó phần nội dung là phần được nhắc đến nhiều nhất. Đối với phần bố cục và hình ảnh nó thuộc phạm trù của thiết kế tôi sẽ trình bày ở phần sau. Vậy những yếu tố nào tạo nên một Profile hiệu quả về mặt nội dung

1. Nội dung Profile cần súc tích.

Cho dù là Profile cá nhân hay Profile doanh nghiệp nội dung càng cô đọng súc tích càng tốt. Người đọc không có nhiều thời gian, và cũng không có đủ năng lực để ghi nhớ tất cả mọi thứ. Hãy cho họ thấy những gì họ cần, những gì là tốt nhất, mạnh nhất của bạn. Đừng để đối tác của bạn thấy mệt mỏi với những thông tin dư thừa.

Súc tích nhưng không phải sơ sài, hãy cố gắng chỉnh chu nội dung nhất có thể. Bạn cần phải hiểu cái gì nên show ra cái gì nên hiden đi, cái gì trước cái gì sau. Câu từ cũng cần phải tối giản hết mức có thể (đừng như viết bài trên web, cố gắng kéo dài để được lên top). Mọi thông tin được nêu ra trong profile nên gắn liền với một con số ví dụ: 5 năm thành lập, 10 năm kinh nghiệm, 100 chuyên gia, 1 tỷ đô 1 năm,…..

2. Xác định đối tượng mục tiêu trong Profile là gì.

Xác định mục tiêu trong thiết kế Profile là gì? Nhiều doanh nghiệp hay cá nhân sử dụng một Profile duy nhất cho mọi trường hợp. Có thể doanh nghiệp ngại tốn tiền in ấn, thiết kế ngại làm mới, content ngại lên nội dung. Nhưng bạn hãy nhớ rằng không có thuốc nào chữa bách bệnh cả, đối tác của bạn cũng vậy. Vì vậy với mỗi một đối tác, nhà tuyển dụng hay bất kì ai đọc Profile mà bạn đang nhắm đến hãy thiết kế 1 Profile riêng.  Chỉ nên cho khách hàng thấy những năng lực của bạn có đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ thôi.

Ở đây không phải che giấu hay nói rối khách hàng. Việc hiểu, và nắm bắt tâm lý khách hàng và đối tác sẽ giúp bạn đi đúng vào trọng tâm. Đồng thời cũng thể hiện được năng lực của doanh nghiệp bạn tốt như thế nào. Hãy cố gắng cá nhân hoá như thể bạn hoặc doanh nghiệp bạn sinh ra là dành cho đối tác vậy.

3. Mục tiêu rõ ràng tích cực trong Profile là gì.

Cho dù là cá nhân hay doanh nghiệp, Profile của bạn chắc chắc phải nêu bật được những mục tiêu tích cực. Cho đối tác của bạn thấy giá trị thực sự của bạn, khát khao của bạn; điều mà bạn đang mong mỏi đưa doanh nghiệp hướng tới. Không chỉ cho đối tác thấy bạn và doanh nghiệp bạn có năng lực đáp ứng được nhu cầu của đối tác. Bạn cần cho họ thấy khát vọng, tầm nhìn của bạn trùng với khát vọng tầm nhìn của họ. Việc tạo ra sự đồng điệu sẽ giúp đối tác dễ tiếp nhận và lựa chọn bạn hơn. Hãy chú ý tập trung vào việc tạo ra những mục tiêu chung thay vì tạo ra những điều sáo rỗng.

4. Trung Thực trong nội dung của Profile.

Rất nhiều cá nhân tổ chức có xu hướng nói quá những gì họ có, đây là điều cấm kị trong thiết kế Profile. Đừng nói bằng tưởng tượng của bạn, sự tăng trưởng, năng lực xuất sắc… Hãy cố gắng cho đối tác của bạn thấy những gì thực sự bạn có. Bạn chỉ nên điều chỉnh thêm hoặc bớt những thông tin không thực sự cần thiết mà thôi. Tuyệt đối không nói dối, trung thực cũng là một yếu tố thể cái tầm và thể hiện năng lực của bạn và doanh nghiệp. Bạn không thể có một doanh nghiệp tốt nếu doanh nghiệp đó nói dối. Mọi người thích sự trung thực, thích làm việc hợp tác với một doanh nghiệp trung thực.

5. Cập nhật liên tục cho Profile của bạn.

Hoạt động cập nhật Profile là gì? Đây là một khái niệm để chỉ việc thường xuyên bổ xung thêm những thông tin, dự án, công việc đã hoàn thành vào Profile. Đừng lười biếng và sợ tốn kém, hãy liên tục cập nhật thông tin cho Profile của bạn. Mỗi một khoảng thời gian qua đi bạn và doanh nghiệp có rất nhiều thay đổi, hãy cập nhật nó vào Profile. Ngoài việc bạn chứng minh cho đối tác thấy những thành tựu và thay đổi tích cực mới. Đối tác của bạn cũng cảm thấy bạn là người theo kịp mọi thức và chịu khó thích nghi. Hãy chú ý đến những thành tích mà bạn đạt được. Sẽ chẳng có gì tốt hơn việc cho đối tác thấy những gì bạn đã cống hiến. Mỗi lần thay đổi bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh của sự thay đổi mà Profile mang lại là gì

Cách tạo ra Profile hiệu quả là gì

II. Phân loại Profile cá nhân và Profile doanh nghiệp

Chúng ta đã đi tổng quan về Profile là gì, cũng như những vai trò cơ bản mà Profile mang lại. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu về Profile cá nhân và Profile doanh nghiệp. Để xem sự khác biệt thật sự của chúng thư thế nào, cũng như việc vai trò ứng dụng của nó ra sao nhé.

2.1 Profile cá nhân là gì?

Profile cá nhân cung cấp một cách ngắn gọn và rõ ràng về thông tin của ai đó. Profile cá nhân thông thường không được đầu tư quá nhiều. Chúng thường xuyên được viết dưới dạng các trang nội dung mô tả. Việc không hiểu về thiết kế hoặc không có người hỗ trợ dẫn đến Profile cá nhân không được quá đầu tư về hình ảnh.

Profile cá nhân tập trung vào cung cấp các thông tin quan trọng như: Trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc; thành tính, đóng góp, sở thích; điểm mạnh điểm yếu… Một Profile cá nhân ngắn được gọi là CV (thường là 1 trang giấy). Nếu bạn có nhiều những đóng góp những công việc và thành tích lúc này việc soạn Profile mới thực sự hiệu quả. Profile cá nhân sẽ cho người đọc biết bạn là ai, làm trong lĩnh vực gì những kỹ năng, thế manh mà bạn có.

Tại sao cần có Profile cá nhân.

Profile cá nhân giúp bạn trình bày và thể hiện được nhiều thông tin về bạn hơn. Thay vì một đoạn hội thoại ngắn hoặc một CV thông thường. Profile cho phép bạn chia sẻ nhiều hơn và chi tiết hơn về bạn, về quá trình phát triển bản thân và năng lực của bạn. Profile cung cấp cho đối tác và nhà tuyển dụng những thông tin quý báu, khi họ muốn có thêm nhiều thông tin về bạn. Không chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin cơ bản, Profile thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự chỉnh chu của bạn. Họ sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn với một người thực sự đầu tư nghiêm túc vào bản thân. CV là bản tóm tắt là chìa khoá mở cánh cổng, quyết định việc nhà tuyển dụng có tìm hiểu thêm về bạn hay không. Còn Profile là thế giới nơi bạn được toả sáng và thể hiện thực sự.

Những thông tin của Profile cá nhân là gì

Những thông tin chính trong Profile cá nhân gồm 2 phần gồm: Thông tin cá nhân, và Năng lực bản thân ( thành tích hoặc kinh nghiệm). Ngoài ra trong Profile cá nhân còn thể hiện sở thích tính cách, mục tiêu, các hoạt động mà bạn đã, đang và sẽ tham gia… Vậy các thông tin cơ bản của cá nhân trong profile là gì?

    • Thông tin cá nhân: Bao gồm hàng loạt các thông tin cơ bản như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính tuổi; tình trạng hôn nhân gia đình; trình độ học vấn; các thông tin liên hệ như email, số điện thoại…
    • Năng lực bản thân: Thể hiện qua quá trình học tập và rèn luyện cũng như các thành tích, thành tựu mà bạn đã đạt được. Cần nhớ rằng Năng lực không chỉ ở kinh nghiệm thực tế, mà nó còn ở cả quá trình học tập nữa. Hãy cho đối tác và nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự khác biệt như thế nào. Bạn có những gì mà người khác không có, và tại sao họ phải chọn bạn thay vì người khác.
Những thông tin cần có của profile cá nhân là gì
STT Nhóm thông tin Thông tin chi tiết Mô tả
1
Thông tin cá nhân
Họ tên đầy đủ (FULL Name)
Là thông tin xuất hiện đầu tiên trong phần giới thiệu bản thân, và được thiết kế nổi bật
Hình chân dung
Là ảnh 3×4 hoặc 4×6, chụp rõ mặt, nghiêm túc
Ngày sinh
Đầy đủ ngày tháng năm sinh theo chứng minh nhân dân
Địa chỉ liên hệ
Nên để địa chỉ nơi bạn đang sống hiện tại, không cần chi tiết số nhà
Email
Email chính, được tạo 1 cách nghiêm túc, ngắn gọn
số Điện thoại
Số điện thoại cá nhân có thể liên lạc được
Thông tin liên hệ khác Nếu có
2 Mục tiêu nghề nghiệp
Với các loại CV, phỏng vấn, xin việc, được chia sẻ với mục đích thể hiện tầm nhìn, khát vọng của bạn
3
Kinh nghiệm làm việc
Tên đơn vị làm việc
Là các công ty, đơn vị bạn từng làm việc
Thời gian làm việc
Thời gian bạn đã làm việc và cống hiến
Vị trí làm việc
Vị trí cao nhất mà bạn đảm nhiệm trong đơn vị đó
Mô tả chi tiết
Một cách ngắn gọn về những công việc bạn đảm nhận, và thành tựu cá nhân bạn đạt được
4 Kinh nghiệm ngoài chuyên môn
Các loại kinh nghiệm, dự án cá nhân bạn đã từng tham gia và có thành tựu.
5 Kỹ năng chuyên môn
Các kỹ năng, kiến thức, khoá học mà bạn từng tham gia và sở hữu
6 Thành tích bạn đạt được
Là các thành tích, huân chương, bạn đã đạt được (có chứng minh)

Profile cá nhân là gì

2.2 Profile doanh nghiệp là gì?

Như đã chia sẻ, Profile doanh nghiệp tập chung nhiều hơn và năng lực của doanh nghiệp đó. Tuy vậy nó cũng có những cấu trúc cơ bản cần có của một Profile thông thường. Profile doanh nghiệp cho phép giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, năng lực cạnh tranh… của doanh nghiệp.

Đối tượng chủ yếu của Profile doanh nghiệp là khách hàng và đối tác. Chính vì vậy Profile phải thể hiện, phô bày được những năng lực tốt nhất của công ty. Profile doanh nghiệp cần thể hiện được các yếu tố chính sau đây: Mô tả về doanh nghiệp; Tình hoạt động theo từng năm; các báo cáo tài chính; các chỉ số phát triển doanh nghiệp và con người… Khác với Profile cá nhân, hồ sơ năng lực của doanh nghiệp được đầu tư rất công phu. Nội dung của Profile  doanh nghiệp rất đa dạng, không chỉ vậy họ sử dụng rất nhiều hình ảnh. Điều này khiến cho Profile của họ thường rất dày, vì vậy nếu không thực sự thu hút đối tác sẽ thường bỏ qua.

Mục đích doanh nghiệp tạo Profile là gì?

    • Gây được ấn tượng với khách hàng: Profile doanh nghiệp nên thật ấn tượng và thể hiện được chất riêng. Thay vì một cuốn sổ ghi thông tin hãy cố gắng thiết kế nó thật đẹp và thật thu hút. Profile càng có sức hút càng tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác
    • Tạo nhận diện thương hiệu: Nhận diện thương hiệu là việc sử dụng hình ảnh, màu sắc, âm thanh tác động  và đóng dấu lên tiềm thức. Chính vì vậy Profile là một đại sứ mang trong mình quảng bá hình ảnh và màu sắc thương hiệu đến với đối tác
    • Thay bạn truyền tải thông điệp: Bạn không thể giới thiệu về doanh nghiệp của bạn trong 30. Profile thì có thể làm được điều đó. Profile mang trong mình toàn bộ thông tin của doanh nghiệp bạn; nó sẽ là phương tiện đưa thông tin của bạn đến đối tác

Những điều cần có bên trong của Profile là gì

Vai trò của thông tin doanh nghiệptrong Profile là gì: Profile cho đối tác thấy bạn là ai, rõ ràng, chi tiết và minh bạch. Tên địa chỉ, lĩnh vực hoạt động, quy mô, tầm nhìn sứ mệnh, logo, là những điều cần phải có, cũng như kinh nghiệm thực chiến. Hãy cho đối tác của bạn thấy doanh nghiệp của bạn đã và đang làm được những gì. Những dự án và thành tựu mà bạn đã tham gia, hãy có gắng thêm vào một cách khéo léo nhất.

    • Thông tin giới thiệu: Nội dung đầu tiên mà bạn cần cung cấp trong Profile là các thông tin lên hệ về doanh nghiệp. Đồng thời bạn giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp của mình.
    • Tầm nhìn xứ mệnh: Phần tiếp theo mà bạn cần thể hiện bên trong Profile là tầm nhìn và xứ mệnh của doanh nghiệp. Điều này cho thấy tầm vóc và khát vọng của doanh nghiệp bạn.
    • Con người và công nghệ. Linh hồn của doanh nghiệp không phải là sản phẩm mà là công nghệ và con người. Hãy chứng minh cho đối tác thấy những con người làm nên doanh nghiệp của bạn, công nghệ làm nên sản phẩm của bạn. Bạn khác biệt bạn mới nhất và bạn hoàn hảo, háy nhấn vào những điều như vậy.
    • Hoạt động xã hội. Không chỉ có sản phẩm và phát triển doanh nghiệp; hãy thể hiện là một đơn vị có trách nhiệm với xã hội. Những hoạt động team bulding, những hoạt động thiện nguyện, những đóng góp cho xã hội… cũng cần được đề cập đến.
    • Hình ảnh và màu sắc. Sử dụng nhiều hình ảnh thực tế và biểu trưng, việc này giúp tạo ra dấu ấn tốt hơn. Màu sắc thể hiện được thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp.

Chức năng của Profile là gì

III. Quy trình thiết kế profile 

Tiếp theo tôi sẽ điểm qua cho bạn về quy trình thiết kế Profile là gì. Với hồ sơ năng lực quá trình thiết kế thường diễn ra qua 3 giai đoạn là: Chuẩn bị, Thiết kế, và In ấn. Trong đó khâu chuẩn bị nội dung và thiết kế được chú trọng nhiều nhất. Bởi lẽ nó quyết định đến thành công trong tương lai của Profile trong việc trinh phục khác hàng

3.1 Chuẩn bị trong thiết kế Profile là gì

Chuẩn bị trong thiết kế Profile là quá trình lên ý tưởng về mặt nội dung và ý tưởng thiết kế. Quá trình này có sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau. Những công việc cụ thể bao gồm:

    • Xây dựng nội dung: Người phụ trách sẽ tiến hành lên khung nội dung cơ bản; đồng thời tập hợp thông tin về doanh nghiệp như: thành tựu; Quá trình tăng trưởng; quá trình hoạt động; Năng lực; Văn hoá doanh nghiệp…
    • Tập hợp hình ảnh: Đi kèm với nội dung là hình ảnh. Bạn cần tìm kiếm những hình ảnh đẹp nhất về doanh nghiệp. Hãy thêm vào cả những hình ảnh hoạt động, trao giải… tất nhiên nó phải liên quan đến nội dung
    • Lên khung sườn. Sau khi đã có nội dung và hình ảnh, bạn cần sắp xếp nội dung và hình ảnh một cách hợp lý. Bạn muốn nội dung được trình bày như thế nào trật tự ra sao…
    • Sáng tạo Tagline và tiêu đề nội dung: Tập trung nghiên cứu và sáng tạo những khẩu hiệu ngắn, những tiêu đề đoạn thật sáng tạo. Việc này sẽ giúp đối tác dễ dàng ghi nhớ nội dung mà bạn muốn truyền tải

3.2 Thiết kế Profile doanh nghiệp là gì?

Quá trình thiết kế Profile là gì? Đây là quá trình đưa nội dung và hình ảnh lên file thiết kế. Nó được phụ trách bởi bộ phận thiết kế, họ sẽ sử dụng các phần mềm đồ hoạ vector để xử lý. Quá trình thiết kế Profile là vô cùng quan trọng, hình ảnh màu sắc cần được phối hợp một cách hoàn hảo. Các công việc của quá trình này bao gồm:

Lựa chọn màu sắc, font chữ cho Profile 

Đây là quá trình định hình phong cách thiết kế. Thông thường màu sắc được sử dụng dựa trên bộ nhận diện thương hiệu. Màu sắc của Profile thường có một màu chủ đạo và đi xuyên suốt toàn bộ Profile. Màu sắc tạo ra sự quen thuộc, nhưng không phải vì thế mà trở nên khô khan. Hãy tạo ra sự linh hoạt và gọi nhớ nhất có thể. Font chữ được sử dụng cũng vậy. Với các nhà thiết kế họ thường không sử dụng quá nhiều font chữ cho một nội dung. Font chữ kết hợp với kích cỡ chữ tạo ra sự hài hoà, tránh việc tạo cảm giác nhàm chán.

Lựa chọn hình ảnh và bố cục của Profile

Không phải tất cả hình ảnh được gửi đến từ bộ phận phụ trách nội dung đều được sử dung. Quá trình này hoàn toàn do nhà thiết kế quyết định. Họ cũng có thể yêu cầu thay đổi nếu hình ảnh không thực sự đảm bảo tính toàn vẹn. Người thiết kế sẽ sử dụng hình ảnh, phối hợp với màu sắc để tạo ra bố cụ riêng cho từng trang và cho toàn bộ Profile.

Hiệu chỉnh Profile là gì?

Bước cuối cùng trong giai đoạn này là hiệu chỉnh và chốt thiết kế. Các bộ phận phụ trách nội dung và thiết kế sẽ ngồi lại với nhau. Họ sẽ cùng tìm ra những lỗi sai, những điều chưa tốt, cùng hiệu chỉ lại một lầ nữa. Nếu có sự bất đồng hoặc những thay đổi cần thống nhất phương án giải quyết để tránh kéo dài thời gian hoàn thiện.

Vai trò của Profile là gì

1.4 In ấn Profile 

In ấn là công đoạn cuối cùng của quá trình thiết kế và hoàn thiện Profile. Công đoạn này gồm một số bước cơ bản như sau: Lựa chọn đơn vị in; lựa chọn giấy in; in thử; và In hàng loạt. Thông thường việc in ấn Profile thường được đảm nhiệm bởi một bên thứ 2 nào đó.

IV Tạm kết về Profile là gì

Như vậy Tự Học Đồ Hoạ vừa cùng các bạn tìm hiểu về Profile là gì? Profile dùng để làm gì, mục đích, cách thiết kế, và xây dựng Profile như thế nào. Mong rằng thông qua bài viết này; các bạn sẽ có dược cách nhìn tổng quan hơn về Profile và ứng dụng của chúng trong thực tế. Trong quá trình biên soạn về chủ đề Profile là gì, Tuhocdohoa.vn không thể tránh khỏi những sai sót. Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn bên dưới phần bình luận của bài viết. tự Học Đồ Hoạ sẽ tiếp thu và chỉnh sửa lại nội dung sao cho phù hợp nhất. Đồng thời đóng góp nhiều hơn bằng cách chia sẻ bài viết đến với bạn bè của mình nhé.