Pathfinder – Palette Pathfinder trong Adobe Illustrator

Trong bài viết trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về lệnh Shape Modes Pathfinder. Là một trong hai nhóm lệnh trong bảng điều khiển Pathfinder. Pathfinder là nhóm lệnh thứ 2 trong Palette Pathfinder có chức năng gần giống với Shape Modes Pathfinder. trong bài viết này Kênh Tự Học Đồ Họa sẽ cùng các bạn đi  tìm hiểu về nhóm lệnh còn lại này.

Nhóm lệnh Pathfinder.

Giống với nhóm lệnh Shape Modes, nhóm lệnh Pathfinder có 6 lệnh, không chỉ giúp cho chúng ta cắt gộp những đối tượng cơ bản, mà còn giúp chúng ta tạo ra những đối tượng mới có hình dáng cũng như cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều.

Lệnh Divide

Nguyên lý: Lệnh Divide/pathfinder giúp cho người dùng có thể chia nhỏ các đối tượng vừa chọn thành nhiều các đối tượng mới, đối tượng mới được tạo thành dựa vào những phần giao nhau giữa chúng.
Màu sắc: Đối với lệnh Divide các đối tượng mới được tạo thành có màu sắc là màu phần mà bạn nhìn thấy được(hay còn gọi là những phần không bị che lấp).

lệnh divider trong illustrator

Lệnh Trim – pathfinder :

Nguyên lý: Lệnh pathfinder – Trim được sử dụng trong các trường hợp bạn cần tạo ra một tập hợp các đối tượng mới. Theo nguyên tắc loại bỏ tất cả những phần nào bị che khuất của các đối tượng cũ, và giữ những phần nào có thể nhìn thấy được.
Màu sắc: Về màu sắc khi bạn áp dụng lệnh Trim các đối tượng mới được tạo thành sẽ có màu sắc chính là màu của đối tượng tại phần nhìn thấy được trước khi cắt của đối tượng ban đầu.

lệnh trim trong illustrator

Lệnh Merge

Nguyên lý: Nguyên lí hoạt động của lệnh pathfinder – merge trong illustrator có phần giống với lệnh trim ,nhưng điều khác biệt chính ở đây là sau khi phần mềm đã thực hiện thao tác giống với lệnh trim, thì đối tượng mới được tạo thành một lần nữa, những đối tượng nào có màu sắc giống nhau sẽ được gộp lại thành một đối tượng duy nhất.
Màu sắc: về màu sắc của đối tượng được tạo thành khi sử dụng lệnh merge giống hệt với các đối tượng được tạo thành khi sử dụng lệnh trim.

Merge trong illustrator

Bài viết thuộc bản quyền của Tự Học Đồ Họa

Lệnh Crop trong pathfinder.

Nguyên lý: Lệnh pathfinder – crop trong illustrator tương đối khó hiểu. Các bạn hình dung các bước lệnh này như sau. Đầu tiên chúng sẽ áp dụng lệnh Divide trước. Tiếp theo chúng sẽ giữ lại những đối tượng nào ở bên trong đối tượng ở trên cùng sẽ được giữ lại, Những đối tượng bên ngoài của đối tượng ở trên sẽ không được giữ lại
màu sắc: Về màu sắc, màu của đối tượng mới sẽ có màu giống với màu sắc của đối tượng chiếm chọn phần giao nhau với đối tượng trên cùng.

lệnh crop trong illustrator

Lệnh Outline.

Nguyên lý: Đối với lệnh pathfinder – Outline các thức hoạt động của nó gần giống với lệnh Divide, Nhưng sự khác biệt ở đây sẽ là thay vì lệnh được áp dụng đối với màu nền thì chúng lại được áp dụng đối với stroke. Phần nền của các đối tượng cũng bị loại bỏ, và những phần stroke cũng sẽ bị chia nhỏ thành nhiều phần khác nhau
Màu sắc: Về phần màu sắc, khi áp dụng lênh Outline màu của chúng đối tượng mới tương đối phức tạp. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào màu sắc của các đối tượng tham gia vào lệnh cắt này.

Lệnh outline trong illustrator

Lệnh Minus Back:

Nguyên lý: Cách hoạt động củapathfinder –  Minus Back khá đơn giản, Khi thực hiện lệnh này nó sẽ giữ lại phần không giao nhau của các đối tượng phía dưới với các đối tượng trên cùng.
Màu sắc: là màu của của các đối tượng mới sẽ là màu của đối tượng ở trên cùng trên cùng.

Minus Back - pathfinder trong illustrator

Trên đây là những kiến thức về bộ công cụ pathfinder mà kênh Tự Học Đồ Họa muốn gửi đến các bạn. Nếu thấy bài viết hữu ích xinh đừng tiếc 1 like và để lại bình luận bên dưới bài viết để ủng hộ cho kênh nhé. Đừng quên ghé thăm kênh youtube về Thiết kê Đồ Họa: https://www.youtube.com/tuhocdohoa.