Những nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế đồ họa

Nguyên tắc phối màu cơ bản, Màu sắc là một phần không thể thiếu trong mỗi ấn phẩm thiết kế. Tại sao cần phải nắm bắt được những nguyên tắc này? Cách lựa chọn màu sắc như thế nào để có một bản thiết kế đẹp. Đó là câu hỏi của bất cứ người nào mới tìm hiểu về thiết kế đồ họa. Trong bài viết này Tự học đồ họa sẽ cùng các bạn tìm hiểu nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế.

1. Nguyên tắc phối màu cơ bản – Tại sao cần phải biết.

Màu sắc trong thiết kế là điều tối cần thiết. Một bản thiết kế đẹp không chỉ nằm ở bố cục, cách bố trí hình ảnh và thông điệp một cách hợp lý; mà còn nằm ở việc phối kết hợp các mảng màu hợp lý. Màu sắc sẽ giúp bản thiết kế có điểm nhấn, nổi bật được chủ thể chính và ý đồ của người làm thiết kế.

1.1 Để làm nổi bật được chủ thể.

Trước một bản thiết kế có màu sắc đẹp, nếu không có tư duy cơ bản về màu sắc thì ta sẽ chỉ đơn thuần nhìn nó là một bản thiết kế có màu sắc hài hòa. Nhưng nếu hiểu về nguyên tắc phối màu cơ bản ta sẽ hiểu được vì sao màu sắc trong  tác phẩm lại đep, đẹp như thế nào. Từ đó ta có thể học hỏi được những cách sắp xếp màu đẹp trong các thiết kế của nhiều người khác nhau để tạo nên màu sắc trong thiết kế của mình.

nguyên tắc phối màu cơ bản đẹp

1.2 Hiểu được dụng ý sắp xếp màu sắc của nhà thiết kế

Việc phối màu trong thiết kế nhiều khi còn mang dụng ý riêng mà nhà thiết kế muốn truyền tải. Ví dụ như nhấn mạnh vào điểm nào, màu sắc nào thể hiện sự đam mê, tươi sáng, trẻ trung hay quyền lực, sang trọng…Hiểu về nguyên tắc phối màu cơ bản sẽ giúp ta hiểu được nhiều thứ hơn chỉ là màu sắc bên ngoài.

1.3 Vận dụng nguyên tắc phối màu cơ bản vào trong chính tác phẩm thiết kế của mình

Hiểu về nguyên tắc phối màu cơ bản sẽ giúp tác phẩm thiết kế trở nên chuyên nghiệp hơn, phù hợp với từng đối tượng cụ thể hướng tới. Việc phối màu trong tác phẩm thiết kế cũng là một phần quan trong quyết định giá trị của bản thiết kế. Khi đã sử dụng thuần thục các nguyên tắc phối màu cơ bản ta có thể tạo ra một tác phẩm ấn tượng của riêng mình.

phối màu đẹp

2. Khái niệm cơ bản cần biết

2.1 Bánh xe màu

Bánh xe màu gồm 12 màu chủ đạo được chia thành các nan quạt đều nhau. Mỗi cung màu có 8 cấp độ màu tự đậm đến nhạt khi đi vào tâm của vòng tròn.

bánh xe màu
bánh xe màu

3. Nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế

3.1 Phối màu bổ túc

Là sử dụng những màu đối diện nhau trong bánh xe màu. Màu bổ túc sẽ làm nổi bật đối tượng, màu này làm nổi bật màu kia. Phối màu bổ túc là cách an toàn và dễ được chấp nhận vì có sự hài hòa về sắc độ vừa làm tôn lên nhân vật chính vừa khiến màu sắc của bản thiết kế không quá nhức mắt.

logo phối màu bổ túc

3.2 Phối màu tương đồng

La sử dụng 2 hoặc 3 màu cạnh nhau trong bánh xe màu. Nguyên tắc phối màu tương đồng được sử dụng nhiều trong các thiết kế hiện nay.

Tuy nhiên khi sử dụng nguyên tắc phối màu tương đồng cần chú ý không sử dụng quá nhiều màu. Luôn áp dụng nguyên tắc 1/3 bảng màu. Tức là chỉ sử dụng tối đa 4 màu ở cạnh nhau (thông thường là 3 màu). Màu tương đồng tạo cảm giác hài hòa và nhẹ nhàng.

logo phối màu tương đồng

 

3.3 Nguyên tắc phối màu đơn sắc

Là sử dụng một màu với những sắc độ khác nhau, tạo thành một dải màu trong thiết kế. Phối màu đơn sắc mang lại cảm giác chuyên nghiệp. Tuy nhiên muốn tạo ra một bản thiết kế với màu đơn sắc ấn tượng cần có tư duy màu sắc cao.

logo phối màu đơn sắc

 

3.4 Phối màu tam giác

Là sử dụng các màu trong bánh xe màu mà ba màu sẽ tạo thành tam giác đều khi nối với nhau. Đây là nguyên tắc sử dụng màu an toàn vì chúng tạo nên sự cân bằng cho bản thiết kế. Tuy nhiên việc phối màu tam giác  thỉnh thoảng gây ra cảm giác đơn điệu, an toàn và thiếu sáng tạo.

phối màu tam giác

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết về illustraotor trên trang để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về phần mềm này.