Kính cường lực là gì, ưu nhược điểm của kính cường lực ra sao, có những lưu ý gì khi sử dụng kính cường lực. Đây là một trong những câu hỏi thường được khách hàng cá nhân của chúng tôi đặt ra. Bởi lẽ không phải loại kính cường lực nào cũng giống nhau. Mỗi sản phẩm mỗi dòng, và chất liệu sẽ mang lại ứng dụng và hiệu quả sử dụng khác nhau. Trong bài viết này Tuhocdohoa.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu một cách chi tiết về chủ đề này nhé.
Kính cường lực là gì?
Trong ngành công nghệ vật liệu Kính là một trong những vật liệu được ưa thích bởi tính ứng dụng của nó. Nhờ độ bền, trong suốt, chống ăn mòn cao, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại vật liệu này ở bất cứ đâu. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều các dòng kính cường lực, công nghệ chế tạo và vật liệu cũng rất khác nhau. Với những người dùng thông thường chúng ta thường biết tới 2 dòng kính cường lực gồm: Kính cường lực cảm ứng và kính cường lực công nghiệp.
Kính cường lực cảm ứng là gì?
Kính cường lực cảm ứng là dòng kính sử dụng chất liệu nhựa thuỷ tinh hoặc liệu kiềm-aluminosilicate, ion bạc, vật liệu nano. Đặc điểm chung của kính cường lực cảm ứng là mỏng, độ bền cao, và dẻo. Ngoài ra các dòng kính cường lực cảm ứng thế hệ mới được phủ lên bề mặt các lớp bảo vệ. Điều này giúp thiết bị của bạn có thể chống bám bụi bám vân tay, hạn chế các vết xước.
Kính cường lực cảm ứng có độ cứng gấp từ 8 đến 10 lần các dòng kính thông thường. Đặc biệt dòng kính Sapphire Crystal Glass với công nghệ bề mặt mới với độ cứng chỉ kém kim cương. Dòng kính cường lực cảm ứng này thường được sử dụng cho các dòng đồng hồ cao cấp.
Kính cường lực công nghiệp là gì?
Kình cường lực công nghiệp hay còn gọi tắt là kính cường lực. Đây là các tấm kính lớn với độ dày từ >5mm chúng có độ cứng gấp từ gấp 2 – 5 lần kính thường. Chúng được sử dụng ở quy mô công nghiệp cho các công trình kính, tranh kính, và vỏ bảo vệ. Kính cường lực còn được gọi là kính an toàn bởi tính bền chắc, và an toàn hơn so với kình thường khi sảy ra nứt vỡ. Nếu vỡ kính các tấm kính cường lực sẽ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hoặc vỡ thành khối nguyên vẹn. Việc này giúp giảm sát thương do các mảnh vỡ với cạnh sắc nhọn như kính thông thường.
Có 2 loại kính cường lực trên thị trường hiện nay bao gồm: Kính cường lực và kính bán cường lực. Phân biện 2 loại kính này bằng độ bền và cách mà chúng vỡ ra khi có tác động từ bên ngoài:
-
-
- Kính cường lực là gì: Kình cường lực có độ cứng từ 3 đến 5 lần kính thông thường. Khi nứt vỡ chúng tạo ra nhiều mảnh nhỏ dạng hạt ngô điều này giúp giảm sát thương tối đa..
- Kính bán cường lực là gì: Là các dòng kính có độ cứng nhỏ hơn từ 2 đến 3 lần kính thường. Cách mà chúng vỡ ra cũng khác rất nhiều so với kính cường lực. Khi vỡ kính cường lực tạo ra các đường nứt từ tâm lan ra xung quanh, mà không vỡ thành nhiều mảnh nhỏ.
-
Ứng dụng của kính cường lực.
Trong thực tế cuộc sống kính luôn là loại vật liệu tuyệt vời với ứng dụng vô cùng rộng rãi. Từ ngàng sản xuất công nghệ cao, cho tới lĩnh vực xây dựng, in ấn, thời trang…
-
-
- Ứng dụng của kính cường lực trong in ấn: Người ta sử dụng các tấm kính cường lực trong việc tạo ra các bức tranh kính nghệ thuật. Sử dụng công nghệ in, phun bề mặt để tạo ra các mẫu trang kính màu 3d.
- Ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ cao: Người ta sử dung kính cường lực trong các thấu kính, màn hình thiết bị, kính cường lực bảo vệ.
- Ứng dụng trong xây dựng: Kính cường lực được sử dụng trong các công trình kiến trúc như: toà nhà kính, cửa kính, vách ngăn, tường kính…
-
Quy trình sản xuất kính cường lực là gì
Quy trình sản xuất kính cường lực bao gồm 4 bước cơ bản. Từ các tấm kính thường người ta trải qua các công đoạn: Cắt kính; Gia công; Rửa, sấy khô; Gia nhiệt. Các tấm kính thông thường được nung nóng ở nhiệt độ cao khoảng 700 độ. Sau đó người ta đưa sản phẩm vào làm nguội nhanh bằng khí mát. Việc làm nguội nhanh bề mặt dẫn đến chênh lệch nhiệt độ trong và bề mặt. Từ đó giúp tạo ra sức căng trên bề mặt của tấm kính giúp tạo ra độ bền cao hơn, và khả năng chịu nhiệt tốt hơn.
Ưu nhược điểm của kính cường lực là gì?
Kính cường lực là dòng vật liệu có rất nhiều ưu điểm vượt trội, giá thành rẻ dễ dàng gia công. Tuy vậy kính cường lực cũng tồn tại trong mình những ưu nhược điểm riêng có. Tiếp tục cùng Tuhocdohoa.vn tìm hiểu về những ưu nhược điểm của kính cường lực là gì nhé.
Ưu điểm của kính cường lực là gì?
Cho dù là kính cường lực cảm ứng hay kính cường lực thông thường chúng đều có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Trong đó có 6 ưu điểm tạo nên sự khác biệt mà bất cứ sản phẩm kính cường lực nào cũng có: Độ bền, cách âm, chống xươc, an toàn, trong suốt, chịu nhiệt tốt.
-
-
- Độ bền: Kính cường lực có độ bền rất cao đặc biệt là các dòng kính cường lực cảm ứng. Chúng mỏng, nhẹ và cho phép chịu va đập mạnh. Có nhiều loại kính cường lực có khả năng chống đập phá, chống đạn.
- Chống xước: Tất cả các dòng kính cường lực cho dù sử dụng công nghệ nào vật liệu gì thì chúng đều có khả năng chống xước và chống ăn mòn cực tốt.
- Cách âm: Kính cường lực có bề mặt phẳng cho phép tạo ra phản xạ âm thanh bề mặt, tạo ra khả năng cách âm hoàn hảo.
- Trong suốt: Đây là ưu điểm và cũng là nhược điểm của kính cường lực. Nhờ tính trong suốt nên kính cường lực cho phép ánh sáng xuyên qua. Người ta sử dụng kính làm gương, tranh kính, cửa bảo vệ…
- Chịu nhiệt: Kính cường lực nhìn chung cho phép chịu ở nhiệt độ cao lên tới vài trăm độ. Việc này giúp loại vật liệu có tính ứng dụng cao, sử dụng trong các môi trường khắc nhiệt
- An toàn: Kính cường lực khi vỡ tạo ra các mảnh vỡ hạt ngô nên an toàn hơn rất nhiều so với kính thường. Nếu được gia cố thêm các tấm dán bảo vệ thì kính cường lực sẽ được nâng lên nhiều lần.
-
Nhược điểm của kính cường lực là gì?
Là một vật liệu bền chắc, tuy vậy kính cường lực cũng có những nhược điểm nhất đinh. Những nhược điểm này của kính cường lực là không quá lớn. Nhưng người sử dụng cần phải lưu ý thêm để đảm bảo an toàn và riêng tư cho quá trình sử dụng.
-
-
- Nổ kính cường lực: Trong các trường hợp áp suất cao, cộng thêm các va đật từ các tác nhân bên ngoài. Đặc biệt trên các toà nhà cao tầng kính cường lực vẫn có thể nổ, dẫn đến nổ văn tung toé những mảnh kính gây nguy hiểm..
- Thừa sáng: Là một vật liệu trong suốt, chính vì vậy mà kính cường lực gần như cho 100% ánh sáng đi qua. Việc này gây ra một số phiền toái trong quá trình sử dụng.
- Nhanh bẩn bề mặt: Là một bề mặt nhẵn có thể được tích hợp các công nghệ chống bám bẩn. Tuy vậy do tính trong suốt người dùng vẫn dễ dàng nhìn thấy các vết bẩn gây khó chịu.
- Giảm tính riêng tư: Nếu không gian được sử dụng kính cường lực trong suốt quá nhiều sẽ tạo ra cảm giác giảm tính riêng tư. Bạn có thể sử dụng rèm, các tấm dán bảo vệ để khắc phục điều này.
-
Phân loại kính cường lực
Như đã chia sẻ ở phần trên, kính cường lực gồm 2 loại cơ bản gồm: Kính cường lực cảm ứng và kính cường lực công nghiệp. Ngoài 2 nhóm kính nêu trên, người ta chia kính cường lực thành nhiều nhóm nhỏ dựa trên đặc tính riêng của nó bao gồm:
-
-
- Phân loại theo độ dày: Kính dán cường lực (1,5mm, 2mm, 0,7mm…), Các loại kính cường lực công nghiệp: 5mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 19mm.
- Phân loại kính theo màu sắc: Kính cường lực được pha thêm các loại phụ gia tạo thành nhiều mẫu kính với màu sắc đa dạng khác nhau như: Kính cường lực trong suốt, kính hồng nhạt, kính mờ, kính xanh ngọc…
- Phân loại theo công dụng: Tranh kính cường lực, Vách ngăn kính, Cửa kính cường lực,…
-
Tạm kết về kính cường lực là gì?
Như vậy Tự học đồ hoạ vừa cùng các bạn tìm hiểu về chủ để Kính cường lực là gì. Theo đó kính cường lực là loại kính có độ bền cao hơn nhiều lần so với kính thông thường. Kính cường lực cũng an toàn hơn nhờ tính năng hạn chế sát thương khi vỡ. Trong ngành công nghệ vật liệu kính cường lực được ứng dụng rộng rãi. Kình cường lực có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Tuy vậy muốn tạo ra hiệu quả cao trong việc sử dụng loại vậy liệu này bạn cần được tư vấn kỹ lưỡng.
Mong rằng với chủ đề kính cường lực là gì Tự Học Đồ Hoạ có thể làm hài lòng độc giả. Trong bài chia sẻ tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhiều hơn về ứng dụng của kính cường lực trong thực tế. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến đóng góp nào cho chúng tôi vui lòng để lại ở phần bình luận bên dưới. Tự Học Đồ Hoạ Luôn lắng nghe và tiếp thu mọi ý kiến đóng góp từ phía bạn.