[Học Illustrator qua từng ví dụ cơ bản] Bài 2 – Thực hành với hình đa giác

[Học Illustrator qua từng ví dụ cơ bản] Bài 2 – Thực hành với hình đa giác. Đây là hướng dẫn nằm trong loạt video hướng dẫn sử dụng illustrator cho người mới bắt đầu. Mục đích giúp các bạn nắm chắc kiến thức về từng công cụ sau khi đã học lý thuyết

1 Học Illustrator qua từng ví dụ cơ bản – Bài 2

Trong bài 1 chúng ta đã cùng nhau thực hành và củng cố kiến thức về hình cơ bản như. Elip tool, rectangel tool. Qua bài thực hành với hình cơ bản. Chúng tôi giúp các bạn có cách nhìn về việc làm thế nào để vận dụng chúng trong thiết kế. Sử dụng màu sắc, tư duy về cấu tạo của hình ảnh cũng là điều hết sức quan trọng.

Trong bài thực hành số 2 này, chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về cách để thực hành với hình đa giác. Với hình đa giác trong illustrator cung cấp cho chúng ta 2 công cụ bao gồm polygon toolstar tool. Nguyên tắc hoạt động của 2 công cụ này không có gì đặc biệt. Tuy nhiên khi bạn sáng tạo chúng, bạn sẽ có những bản thiết kế tuyệt vời. Với Tự Học Đồ Hoạ, công cụ vẫn chỉ là công cụ, quan trọng là khả năng vận dụng chúng một cách linh hoạt.

Học Illustrator qua từng ví dụ cơ bản - Bài 2

2. Thực hành với hình đa giác

Để đạt kết quả tốt khi bạn thực hành với hình đa giác bạn cần nắm được một số kiến thức sau.

2.1 Nội dung thực hành với hình đa giác

Trong bài hướng dẫn, chúng ta sẽ được thực hành với một số mẫu thiết kế bao gồm: một tấm khiên; logo của trường đại học Bách Khoa HCM; và logo của tập đoàn Điện Lực. Không quá khó để bạn có thể nhận ra các ví dụ đều được tạo ra từ các hình cơ bản. Quan trọng là bạn vận dụng chúng như thế nào.

Ngoài việc sử dụng các hình cơ bản bạn cần nắm được một số kiến thức khác như: Tô màu; căn chỉnh; tư duy xếp chồng đối tượng; quản lý thuộc tính viền, màu tràn…

hình đa giác

2.2 Nguyên tắc về tư duy

Nguyên tắc về tư duy: Đối với thiết kế bạn cần sáng tạo không ngừng. Không chỉ thực hành với 3 ví dụ nói trên, bạn cần phải tìm kiếm thật nhiều những ví dụ khác. Bạn mới học, vì vậy, bạn cần hiểu cách sắp xếp trật tự, thứ tự trên dưới của từng đối tượng màu. Hình thành cho mình tư duy về thiết kế logo; cũng cần lưu ý rằng, đa số logo đều được tạo ra từ các hình cơ bản

Nguyên tắc tìm kiếm: Trong quá trình làm việc hãy không ngừng đặt ra các câu hỏi. Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi hãy chia nhỏ câu hỏi thành những vấn đề nhỏ nhất và tìm kiếm nó trên google. Đừng đặt những câu hỏi lớn, ví dụ: Không đặt câu hỏi, logo này thiết kế như thế nào; mà hãy đặt câu hỏi, vẽ hình thoi trong illustrator thư thế nào….

>>> Đăng ký ngay khoá học illustrator cho từ cơ bản đến nâng cao để có cơ hội nhận ngay 40% học phí